Ngủ Nhiều Có Tốt Không? 

Chúng ta dành đến ⅓ cuộc đời để ngủ, do vậy giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng việc phục hồi năng lượng và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian ngủ cần phải được cân bằng và điều chỉnh hợp lý bởi ngủ quá nhiều cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của giấc ngủ và giải đáp thắc mắc “Ngủ nhiều có tốt không?” để có thể xây dựng một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý và hiệu quả.

Tình trạng ngủ nhiều hơn bình thường do đâu?

Tình trạng ngủ nhiều hơn bình thường do đâu?

8 tiếng là thời gian ngủ đúng và đủ của người trưởng thành, tuy nhiên nhiều người ngủ nhiều quá mức với hơn 9 tiếng mỗi ngày. Việc ngủ nhiều sẽ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi và uể oải làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất học tập và làm việc. Ngủ nhiều quá mức có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Chứng rối loạn giấc ngủ
  • Do stress hoặc tâm lý quá mức
  • Mất cân bằng đồng hồ sinh học
  • Sinh hoạt không lành mạnh

Ngủ bao lâu là đúng và đủ?

Ngủ bao lâu là đúng và đủ?

Theo hướng dẫn của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia ở Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn để kích thích sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Những người trên 65 tuổi cũng nên ngủ từ 7 đến 8 giờ hàng đêm để đảm bảo sức khỏe.

Đây được coi là khoảng thời gian ngủ tối ưu nhất để đảm bảo sức khỏe và tinh thần tỉnh táo, sảng khoái cho ngày hôm sau. Ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.

Ngủ nhiều có tốt không?

Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, khi giấc ngủ vượt khỏi giới hạn đúng và đủ, sẽ mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và trở thành nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe:

Tăng nguy cơ tiểu đường

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen ngủ quá nhiều làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi cơ thể ít vận động, quá trình chuyển hóa glucose bị đình trệ, khiến lượng đường trong máu tăng cao một cách nguy hiểm. 

Gây thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì

Khi bạn dành thời gian quá nhiều để ngủ, nên các hoạt động thể chất sẽ bị giảm đi đáng kể – đây được coi là yếu tố then chốt dẫn đến tăng cân và béo phì. Đặc biệt, kết hợp cùng chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, nguy cơ này càng nhân lên gấp bội khiến cơ thể biến đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Xuất hiện các triệu chứng, bệnh lý

Ngủ quá nhiều dễ làm mất cân bằng sinh lý, gây ra những cơn đau đầu âm ỉ, nặng nề, chóng mặt khi thức dậy. Đây là hậu quả của việc kéo dài giấc ngủ ngoài mức cần thiết và ngủ nhiều hơn theo quy chuẩn.

Tác hại phổ biến đến từ việc ngủ nhiều quá mức là đau lưng và cứng khớp do cơ thể nằm lâu, thiếu vận động. Lâu dần, các cơ và khớp sẽ yếu đi, mất sự linh hoạt vốn có mang lại cảm giác nặng nề khi di chuyển.

Giảm khả năng tập trung

Giảm khả năng tập trung

Ngủ quá nhiều khiến tinh thần trì trệ, não bộ kém linh hoạt làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Lâu dần bạn sẽ mất đi khả năng tỉnh táo, minh mẫn vốn có khiến não bộ kém nhạy bén khi xử lý tình huống.

Phương pháp hạn chế tình trạng ngủ nhiều

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để có một giấc ngủ đủ và chất lượng, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh và khoa học. Dưới đây là những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn duy trì giấc ngủ hợp lý, tránh tình trạng ngủ quá nhiều mà vẫn luôn cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng:

Thiết lập khung giờ ngủ cố định

Thiết lập khung giờ ngủ cố định

Duy trì một giờ đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn làm quen với đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Thói quen này không chỉ giúp bạn tránh việc ngủ quá nhiều mà còn mang lại cảm giác sảng khoái, tỉnh táo vào mỗi buổi sáng.

Xây dựng môi trường ngủ sạch sẽ

Nên xây dựng không gian phòng ngủ thoáng mát và gọn gàng để tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn. Một không gian ngủ lý tưởng chính là bí quyết để dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và ngon, giúp bạn không cần ngủ quá lâu mà vẫn phục hồi tốt năng lượng cho ngày mới.

Hạn chế sử dụng chất kích thích vào buổi tối

Không nên sử dụng các chất kích thích như trà xanh, rượu bia… trước giờ đi ngủ. Những chất này có thể khiến bạn bị mất ngủ, gây rối loạn đồng hồ sinh học và phải ngủ bù vào ban ngày, gây xáo trộn thời gian ngủ nghỉ mà cơ thể đã thiết lập trước đó.

Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm giúp duy trì nguồn năng lượng ổn định cho cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ không còn cần phải ngủ quá nhiều để phục hồi, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vẹn giấc hơn.

Thể dục, thể thao thường xuyên

 

Vận động đều đặn, dù là những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay các bài thể dục cường độ cao, đều giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện giấc ngủ. Tập thể dục giúp cơ thể dễ dàng rơi vào trạng thái nghỉ ngơi sâu, giúp bạn ngủ đủ mà không cần ngủ dài.

 

Bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời “Ngủ nhiều có tốt không” chưa? Giấc ngủ là cần thiết, nhưng ngủ đúng và đủ mới là chìa khóa vàng hỗ trợ sức khỏe. Hãy lắng nghe cơ thể, xây dựng thói quen ngủ khoa học để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài!